You are currently viewing Học Thạc Sĩ Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

Học Thạc Sĩ Logistics và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng

  • Post author:

Ngày nay, trước những yêu cầu đặt ra ngày càng cao về chất lượng của nhân sự lĩnh vực Logistic. Nhiều đơn vị, nhiều trường Đại học trong nước đã liên kết với nhiều trường Đại học trên thế giới để tổ chức chương trình học Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ.

Các chương trình có những đặc điểm khác nhau về hình thức tổ chức lớp học, chương trình cũng như mức học phí và học bổng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về những thông tin liên quan khác như nội dung chương trình, chuẩn kiến thức đầu ra, cơ hội sau khi học Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Nội dung

Mở ra nhiều cơ hội khi học Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Trong những năm gần đây, ngành quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang có sự phát triển mạnh mẽ, một tốc độ tăng trưởng thần tốc. Theo dự báo của Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam thì trong nhiều năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng cần thêm khoảng rất nhiều lao động cho lĩnh vực này, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành.

Nhưng cho đến thời điểm hiện tại thì nguồn cung cấp lao động cho ngành Logistics chưa đáp ứng được hết nhu cầu của thị trường. Đây là mình chứng cho những cơ hội, tiềm năng phát triển cũng như cơ hội việc làm khi nâng cao trình độ bằng việc học Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Trong một báo cáo được trình bày tại website ResearchAndMmarket.com, quy mô thị trường logistics toàn cầu ước đạt 3.215 tỉ USD vào năm 2021, tăng 17,6% so với năm 2020. Đây là con số cho thấy những tiềm năng to lớn mà ngành Logistics đang có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Với xu thế nền kinh tế hiện nay thì việc thúc đẩy thương mại quốc tế đang được mở rộng, thúc đẩy chuỗi giá trị toàn cầu tăng trưởng và đạt được tỉ lệ tăng cao trong những hoạt động liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu. Ví vậy mà nhân sự trong lĩnh vực này phải có sự hiểu biết về dòng tiền, dịch vụ, hàng hóa và dữ liệu toàn cầu…Tất cả những kiến thức này sẽ được dạy trong chương trình Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng.

Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng

Thực tế, quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22-2-2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 đã đặt mục tiêu: “Đến năm 2025, tỉ trọng đóng góp của dịch vụ logistics vào GDP đạt 5-6%, tốc độ tăng trưởng dịch vụ logistics đạt 15-20%, tỉ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50-60%, chi phí logistics giảm xuống tương đương 16-20% GDP, xếp hạng theo chỉ số LPI trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.

Quyết định cũng đặt ra 6 nhóm nhiệm vụ chính mà các Bộ, Ngành, địa phương, hiệp hội cần thực hiện để đạt được mục tiêu nêu trên. Trong đó, phát triển thị trường dịch vụ logistics là một trong 6 nhóm nhiệm vụ chính. Từ cơ sở này, nhân lực trong lĩnh vực Logistics cần phải học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Mà con đường nâng cao trình độ học vấn bằng việc học Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là lựa chọn hợp lý hơn cả.

Các cảng chính tại Việt Nam như Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn và TP.HCM, trong đó cảng tại TP.HCM là cảng lớn xếp hạng lớn thứ 26 trên thế giới và lớn thứ 5 ở ASEAN. Đây vừa là thuận lợi rất lớn để khai thác phát triển kinh tế nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ khi chúng ta đang thật sự thiếu hụt lực lượng, đội ngũ có chuyên môn và được đào tạo chuyên nghiệp về chuỗi cung ứng để có thể giảm tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0 và tận dụng thế mạnh về cảng biển của Việt Nam để phát triển kinh tế.

Cho nên, việc xây dựng, triển khai các chương trình phát triển, đào tạo đội ngũ nhân lực quản lý, thực hiện và giảng dạy thật sự chuyên nghiệp trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng là một yêu cầu hết sức cấp bách hiện nay đối với Việt Nam chúng ta nói chung và TP.HCM nói riêng. Đồng thời đặt ra thách thức đào tạo được những Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng vững lý thuyết, giỏi chuyên môn.

Tại sao nên học Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng?

Chương trình Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi ứng cung cấp cho người học những kiến thức quản trị tiên tiến nhất trong lĩnh vực cũng như khả năng ứng dụng các công cụ quản trị hiện đại là thành tự của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics.

Thông qua những tương tác với lĩnh vực công nghệ, nền kinh tế của thế giới ngày càng trở nên thuận lợi hơn cho nhiều quốc gia, doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ. Từ đó thúc đẩy các mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu bùng nổ hơn bao giờ hết, bao gồm cả chất lượng và số lượng. Trong đó, Việt Nam nói riêng là quốc gia đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ toàn cầu;

Tuy nhiên, điều kiện thuận lợi là vậy nhưng chúng ta lại chưa thể khai thác hết được những tiềm năng to lớn của lĩnh vực này. Có thể một phần nguyên nhân là do cơ sở hạ tầng đang còn gặp phải nhiều hạn chế. Xuất phát từ trình độ chuyên môn, trình độ tổ chức quản lý của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này nên chưa thể tiếp cận được những mô hình quản lý hiện đại trong ngành.

Và Chương trình Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa tươi sáng hơn. Giúp người học nắm bắt được nhiều kiến thức quản trị hiện đại, tiên tiến trong lĩnh vực này. Cùng với đó là kĩ năng ứng dụng những công cụ quản trị hiện đại vào hoạt động quản lý chuỗi cung ứng Logistics, đây được xem là thành tựu của cách mạng thời kì công nghệ 4.0.

Đối tượng đào tạo Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng

–  Những người có nguyện vọng phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực logistics, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh Thương mại, Hải quan, Kinh doanh Quốc tế, Ngoại thương, Kinh tế Vận tải, Hàng hải, công nghệ thông tin, và các chuyên ngành kinh tế.

– Cán bộ quản trị Logistics, quản trị chuỗi cung ứng, marketing, phân phối, xuất nhập khẩu và cán bộ quản lý ở các siêu thị, công ty cung ứng dịch vụ Logistics.

– Đối tượng đào tạo Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng là cán bộ nghiên cứu, tư vấn, quản lý nhà nước, cán bộ giảng dạy ở các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước và các công ty tư vấn có thể học Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng.

Chuẩn đầu ra Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng

Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng được trang bị các nguyên lý và kỹ năng xây dựng chiến lược, thiết kế hệ thống và quản lý nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động Logistics ở doanh nghiệp và tổ chức.

Cập nhật những thành tựu mới trong lĩnh vực Logistics giúp người học có thể tạo ra những lợi thế mới cho doanh nghiệp và  tổ chức.

Chương trình thạc sĩ định hướng nghiên cứu

Giúp học viên nắm rõ các phạm trù, nguyên lý cơ bản trong Logistics và phát triển các kỹ năng cần thiết để tiến hành nghiên cứu.

Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng có thể tiến hành các nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực, chuẩn bị kiến thức chuyên môn và năng lực cần thiết để theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ trong và ngoài nước.

Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng được trang bị các nguyên lý và kỹ năng xây dựng chiến lược, thiết kế hệ thống và quản lý nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động Logistics ở doanh nghiệp và tổ chức.

Kiến thức nhận được

– Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng có những kiến thức nền tảng trong hoạt động quản trị Chuỗi cung ứng và Logistics. Được ứng dụng thành công trong những công ty hàng đầu thế giới.

– Cái nhìn bao quát về hoạt động quản trị Chuỗi cung ứng và Logistics toàn cầu và khả năng định hướng hoạt động của doanh nghiệp trong bối cảnh mới của ngành kinh doanh.

– Những công cụ quản trị hiện đại sử dụng trong hoạt động quản trị chuỗi cung ứng và Logistics

– Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng có khả năng ứng dụng những thành tựu đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động Quản trị chuỗi cung ứng và Logistics giúp doanh nghiệp chuyển đổi số thành công.

Thạc sĩ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng có năng lực gì?

– Chuẩn hóa, nắm bắt nền tảng kiến thức vững chắc và kiến thức chuyên môn nâng cao thông qua kiến thức lý thuyết kết hợp với kinh nghiệm thực tế trên nhiều góc độ.

– Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng hình thành kĩ năng phân biệt chức năng, trách nhiệm và thông số kỹ thuật của Chuỗi cung ứng và Logistics, và mối quan hệ giữa Logistics và các lĩnh vực chức năng quan trọng khác trong một tổ chức, bao gồm Sản xuất, Sales và Marketing;

– Phân biệt những mô hình và sản phẩm kinh doanh khác nhau sẽ ảnh hưởng đến chiến lược hoạt động Chuỗi cung ứng;

– Tiếp cận các tiêu chuẩn toàn cầu trong Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng, điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam;

– Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng có một tầm nhìn tổng quan, đầy đủ về năng lực của doanh nghiệp lớn nhỏ khác nhau, bao gồm trong và ngoài nước. Cùng với đó là trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và đạo đức xã hội.

– Cập nhật xu hướng phát triển của các mô hình Chuỗi cung ứng trên toàn thế giới và chia sẻ kinh nghiệm phát triển khả năng quản lý chất lượng, đánh giá tiềm năng và rủi ro của từng bộ phận trong quy trình Chuỗi cung ứng

– Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng có thể kết nối trực tiếp với giá trị Chuỗi cung ứng với 3 module: Marketing, Tài chính và Nhân sự:

– Cập nhật xu hướng Marketing, nguyên tắc hoạt động và các hiệu ứng trên Chuỗi cung ứng;

– Quản lý vốn lưu động, dòng tiền trong Chuỗi cung ứng; hoàn thành và đánh giá các kế hoạch phát triển kinh doanh thông qua các dự án đầu tư hoặc cải tiến;

Có thể bạn cần: Có nên học Thạc sĩ quản trị kinh doanh?

thạc sĩ quản lý chuỗi cung ứng

Vị trí và nơi làm việc sau khi tốt nghiệp

Chương trình học Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng giúp học viên mở rộng cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp ở các vị trí sau:

–  Lãnh đạo cao cấp và trung cấp ở các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực vận tải đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không, các công ty giao nhận, cảng, ga, sân bay, các nhà phân phối bán buôn, hệ thống siêu thị.

– Cán bộ quản trị kênh phân phối, mua sắm, vật tư, xuất nhập khẩu ở các doanh nghiệp và các tổ chức.

– Thạc sĩ Logistics và quản lý Chuỗi cung ứng  có thể là chuyên gia tư vấn hoặc cán bộ nghiên cứu và giảng dạy về Logistics ở các trường đại học, viện nghiên cứu.

– Chuyên viên, cán bộ thuộc các cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch, thương mại, hải quan, giao thông vận tải và bưu chính viễn thông.

Xem thêm: Tuyển sinh Thạc sĩ TPHCM