Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu những thông tin về việc học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng. Bao gồm mục tiêu đào tạo, chuẩn đầu ra và những điều kiện để tuyển sinh Thạc sĩ Tài chính ngân hàng.
Nội dung
Mục tiêu chung khi học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý; có kiến thức chuyên môn sâu; có năng lực làm việc độc lập, tư duy sáng tạo để có thể đảm nhiệm công việc của một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Chương trình đào tạo (CTĐT) được thiết kế nhằm đào tạo Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng. Học xong chương trình này, học viên có kiến thức chuyên môn sâu về ngành Tài chính Ngân hàng, có phẩm chất chính trị tốt, có khả năng ngoại ngữ thành thạo và có kỹ năng phù hợp để đảm nhiệm vị trí chuyên viên tài chính, ngân hàng cao cấp ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng thương mại, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp phi tài chính.
Chương trình đào tạo thạc sĩ Tài chính Ngân hàng được thiết kế dựa trên nền tảng chương trình của các trường đại học nổi tiếng, thuộc top 100 trên thế giới. Giá trị cốt lõi và nổi bật của chương trình mang lại không chỉ phù hợp với trình độ đào tạo trên thế giới mà còn thể hiện tính ứng dụng cao trong thực tiễn của các Ngân hàng, các định chế tài chính và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, chương trình đào tạo kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng. Đặc biệt chương trình được cập nhật phù hợp với điều kiện kinh tế thế giới hiện đại trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0.
Nội dung chủ yều của chương trình đào tạo Thạc sĩ Tài chính ngân hàng là cung cấp các kiến thức sâu rộng về tài chính, chuyên sâu về ngân hàng thông qua các môn học: Thị trường và các định chế tài chính, Chính sách tiền tệ, Quản trị các định chế tài chính, Quản trị rủi ro theo hiệp ước Basel II, Kỹ thuật tài chính, Tài trợ dự án, Ngân hàng thương mại hiện đại, Ngân hàng quốc tế, Ngân hàng đầu tư, Fintech trong ngân hàng, …và phương pháp nghiên cứu định lượng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Bên cạnh đó người học có khả năng vận dụng lý thuyết để phân tích và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, nâng cao năng lực ngoại ngữ và sử dụng thuần thục kỹ năng cần thiết trong nghiên cứu.
Với kiến thức và kỹ năng đạt được, sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính ngân hàng thì người học người học có khả năng trở thành chuyên viên về tài chính -ngân hàng. Trở thành nhà quản lý cấp cao, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp tại ngân hàng thương mại, các định chế tài chính khác, các tập đoàn, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đồng thời người học có thể thích nghi nhanh trong môi trường làm việc năng động trong nước và toàn cầu.
Học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng cần đạt những mục tiêu cụ thể
Với tất cả các ngành ở bậc cao học thì luôn có những mục tiêu cụ thể cần đạt được sau khi tốt nghiệp và học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ.
Mục tiêu về kiến thức
– Mở rộng, nâng cao và cập nhật cho học viên các kiến thức cơ sở đã được đào tạo ở bậc đại học ngành Tài chính – Ngân hàng;
– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;
– Có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý liên quan đến lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Mục tiêu về kỹ năng với Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá một cách toàn diện các vấn đề tài chính – ngân hàng ở tầm vĩ mô;
– Có kỹ năng nghiên cứu độc lập; kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp trong giải quyết công việc hàng ngày;
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến tài chính – ngân hàng; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện bằng ngoại ngữ.
Năng lực tự chủ và trách nhiệm
– Có năng lực phát hiện và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý, giải quyết các vấn đề lớn thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao;
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn;
– Có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn;
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có khả năng nghiên cứu, giảng dạy về lĩnh vực tài chính – ngân hàng trong các cơ sở nghiên cứu và giáo dục đại học; có thể tiếp tục tự học, tham gia học tập ở trình độ tiến sĩ; tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Chuẩn đầu ra khi học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
Chương trình đào tạo được thiết kế hướng đến việc đào tạo, trang bị cho học viên các nhóm kiến thức, kỹ năng, thái độ, trình độ ngoại ngữ như sau:
Kiến thức đối với Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
– Trang bị mới theo hướng chuyên sâu cho học viên các kiến thức chuyên ngành tài chính – ngân hàng.
– Cung cấp cho học viên các kiến thức để hoạch định chính sách và chiến lược tài chính, ngân hàng ở các viện nghiên cứu, hệ thống ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước. Tham gia lập và thẩm định các dư án tài chính của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
– Cung cấp các kiến thức để học viên Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có thể xây dựng các chiến lược kinh doanh, ngắn hạn, trung và dài hạn, trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động tài chính của các tập đoàn, doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh tế.
– Trang bị các kiến thức đáp ứng những yêu cầu và tiêu chuẩn đào tạo của chương trình đào tạo chứng chỉ hành nghề Ngân hàng viên chuyên nghiệp (CIB).
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có thể hiểu biết đầy đủ về thực trạng và xu hướng thay đổi của hoạt động kinh tế quốc gia và quốc tế.
– Hiểu biết đầy đủ các công cụ, chỉ tiêu phân tích kinh tế chủ yếu.
– Kiến thức nâng cao về tài chính- tiền tệ.
– Kiến thức về ngân hàng trung ương và quản trị ngân hàng thương mại.
– Kiến thức về tài chính quốc tế.
– Kiến thức về pháp luật trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
– Hiểu được các phương pháp lượng hoá và thống kê trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kiến thức về quản lý tài chính trong doanh nghiệp nói chung và tài chính công ty đa quốc gia nói riêng.
– Kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp.
– Kiến thức về về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
– Kiến thức về phân tích và đầu tư tài chính, đầu tư chứng khoán.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kiến thức về quản trị danh mục đầu tư.
Kỹ năng chuyên môn của Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng được nâng cao kỹ năng phân tích, tổng hợp và thẩm định, đánh giá của học viên về các vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh quốc tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế.
– Phát triển kỷ năng nghiên cứu độc lập, sáng tạo của học viên đối với các vấn đề về tài chính, ngân hàng, đồng thời nâng cao kỹ năng ứng dụng để giải quyết các vấn đề thực tiễn về tài chính, ngân hàng của các ngân hàng, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng được trang bị kỹ năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ chuyên ngành và các phương tiện điện tử phục vụ hoạt động kinh doanh.
– Có kỹ năng sử dụng toán học, các phương pháp lượng hoá và thống kê trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
– Có kỹ năng tự tìm hiểu và chủ động tuân thủ các quy định luật pháp trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng cho công việc.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kĩ năng tìm hiểu và tổ chức thực thi các chính sách vĩ mô liên quan đến hoạt động tài chính- ngân hàng.
– Có kỹ năng tư duy, phản biện, nghiên cứu và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
– Có kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách và kế hoạch cho các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kỹ năng phân tích, lựa chọn và ra quyết định trong quản trị các tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính- ngân hàng.
– Có kỹ năng vận dụng và chủ động thực hiện các chế độ, các chuẩn mực, chính sách, quy định, luật pháp về quản lý kế toán, tài chính, thuế, bảo hiểm trong hoạt động của doanh nghiệp.
– Có kỹ năng thực hiện các công việc tài chính đặc thù của công ty đa quốc gia.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kỹ năng lập dự báo và hoạch định tài chính doanh nghiệp.
– Có kỹ năng phân tích, đánh giá dự án đầu tư, giúp lãnh đạo đưa ra quyết định lựa chọn dự án đầu tư.
– Có kỹ năng lập và phân tích các báo cáo tài chính phục vụ công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.
– Có kỹ năng xây dựng và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hạn chế và kiểm soát rủi ro tài chính doanh nghiệp.
– Có kỹ năng phân tích và ra quyết định đầu tư chứng khoán.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kỹ năng quản trị danh mục đầu tư.
Yêu cầu về kỹ năng mềm
– Có kỹ năng tiếp cận các khoa học chuyên ngành, nghiên cứu các vấn đề khoa học liên quan ở cấp độ phù hợp với trình độ đào tạo.
– Có kỹ năng viết và trình bày về một vấn đề khoa học trọn vẹn.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kỹ năng vận dụng quy định luật pháp trong giải quyết các vấn đề kinh tế và ngành đào tạo.
– Có kỹ năng phân tích định lượng, thống kê thông qua việc ứng dụng các phần mềm phân tích kinh tế lượng, thống kê và, toán.
– Có kỹ năng ngoại ngữ nói chung và ngoại ngữ chuyên ngành nói riêng tối thiểu tương đương bậc 3/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có kỹ năng làm việc nhóm, quản lý và lãnh đạo thuộc ngành đào tạo.
– Có kỹ năng phát hiện, phân tích và giải quyết vấn đề toàn diện và khoa học.
– Có kỹ năng đánh giá và phản biện vấn đề trên cơ sở khoa học với các luận cứ chắc chắn.
Về thái độ
CTĐT hướng đến việc giáo dục cho học viên có thái độ làm việc đúng mực, có phẩm chất tốt, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, quan tâm đến lợi ích cộng đồng, trong đó có lợi ích chính đáng của cá nhân.
Về trình độ ngoại ngữ: Tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh để nghiên cứu và học lên bậc Tiến sỹ hoặc sử dụng tiếng Anh thành thạo trong công việc hàng ngày của một chuyên viên tài chính – ngân hàng.
Về trình độ tin học: Tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có đủ trình độ tin học để xử lý các công việc hàng ngày, sử dụng được các phần mềm chuyên dụng như Eview, SPSS và đủ trình độ tin học để tham gia các khóa huấn luyện các phần mềm chuyên dụng của ngân hàng thương mại.
– Chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước.
– Quan điểm chính trị vững vàng, có khả năng tiếp thu và bảo vệ quan điểm.
– Biết xử lý hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể, tổ chức và quốc gia.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, tuân thủ các quy định đặc thù của nghề nghiệp.
– Đáp ứng các yêu cầu đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
– Trở thành các chuyên viên tài chính, ngân hàng cao cấp công tác ở các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các công ty, tập đoàn kinh doanh trong và ngoài nước.
– Thạc sĩ Tài chính ngân hàng có thể giảng dạy chuyên sâu về tài chính, ngân hàng ở bậc Đại học tại các trường trong và ngoài nước.
Với môi trường học tập tuyệt vời và nhiều cơ hội nghề nghiệp nổi bật, sau khi tốt nghiệp học viên có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm trở thành các chuyên viên cao cấp, các nhà quản lý, tư vấn tại:
– Các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính, Quỹ đầu tư, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ, Công ty chứng khoán, Công ty kiểm toán.
– Các tập đoàn, công ty hoạt động trong nước và hoạt động đa quốc gia.
– Các đơn vị trực thuộc cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện của các cơ quan quản lý Nhà nước như Ngân hàng Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Sở tài chính, Chi cục thuế.
– Bên cạnh đó học viên tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
– Tiếp tục học các chứng chỉ kế toán công chứng (ACCA) và chứng chỉ hành nghề chuyên viên phân tích Tài chính chuyên nghiệp (CFA).
– Tiếp tục nghiên cứu, học tập lên bậc tiến sĩ trong và ngoài nước lĩnh vực tài chính – ngân hàng hoặc quản trị kinh doanh.
Điều kiện tuyển sinh Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
Sau đây là điều kiện tuyển sinh Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, người học cần nắm rõ để có các bước chuẩn bị cho mình.
Đối với thí sinh dự tuyển là người Việt Nam
Đối với thí sinh dự thi trình độ đào tạo Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
- a) Thí sinh tốt nghiệp đại học chuyên ngành đúng với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng là: Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng ngay sau khi tốt nghiệp.
- b) Thí sinh đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành gần với chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng: Quản trị kinh doanh, Marketing, Bất động sản, Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, Thương mại điện tử, Kinh doanh thời trang và dệt may, Kế toán, Kiểm toán, Khoa học quản lý, Quảng lý công, Quản trị nhân lực, Hệ thống thông tin quản lý, Quản trị văn phòng, Quan hệ lao động, Quản lý dự án được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng được dự thi trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng sau khi học chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định (phụ lục đính kèm).
- c) Ngành tốt nghiệp đại học được xác định là ngành khác được dự thi trình độ Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng sau khi học xong chương trình đào tạo bổ sung kiến thức đại học theo qui định hiện hành.
Các điều kiện khác để tuyển sinh Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
Người dự tuyển học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng phải có:
– Lý lịch bản thân rõ ràng, cam kết không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với quá trình đào tạo theo quy định của cơ sở đào tạo;
– Có đủ sức khỏe để học tập;
– Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn theo quy định của Nhà trường;
– Đối với người dự tuyển có bằng tốt nghiệp các chuyên ngành khác phải có 02 năm kinh nghiệm (có xác nhận của đơn vị công tác);
– Đối với người dự tuyển có bằng đại học chuyên ngành gần, chuyên ngành khác phải học bổ sung kiến thức đại học (chương trình đào tạo bổ sung kiến thức Đại học đính kèm)
– Đối với người dự thi thuộc diện chính sách ưu tiên phải có đủ hồ sơ theo qui định.
Đối với người dự thi là người nước ngoài
Các thí sinh dự tuyển là người nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện như qui định với thí sinh là người Việt Nam.
Việc xác định chuyên ngành đối với thí sinh nước ngoài, sẽ đối chiếu các môn học có tên gọi giống hoặc tương đương để xác định chuyên ngành hoặc môn chuyển đổi.
Về ngôn ngữ đối với thí sinh nước ngoài khi dự tuyển Thạc sĩ Tài chính ngân hàng phải có đủ năng lực Tiếng Việt để tiếp thu kiến thức trong quá trình đào tạo năng lực tiếng Việt tối thiểu bậc 4 theo qui định tại thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 1/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tư vấn tuyển sinh Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến việc đăng ký học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng thì hãy liên hệ với trung tâm để được hỗ trợ tốt nhất.
Với bất kì câu hỏi, thắc mắc gì về các môn thi tuyển đầu vào hay thời gian học đều sẽ được giải đáp chi tiết và đầy đủ. Hay bạn còn lo lắng trong việc chọn trường để đăng ký học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng thì trung tâm cũng sẽ tư vấn tận tình.
Xem thêm: Có nên học Thạc sĩ Tài chính ngân hàng?